Thứ Hai, 30 tháng 3, 2020

Dịch thuật Miền Trung Đồng Nai có nhận dịch tiếng Anh tại Đồng Nai hay không?

Hỏi:  Dịch thuật Miền Trung Đồng Nai có nhận dịch tiếng Anh tại Đồng Nai hay không?

Đáp: Có  bạn nhé

Dịch thuật Miền Trung Đồng Nai nằm trong hệ thống dịch thuật trên toàn quốc, dịch thuật tại Đồng Nai đã và đang không ngừng hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ.  Đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ dịch thuật tiếng Anh tại Đồng Nai.

Tại sao trong số rất nhiều công ty dịch thuật bạn nên chọn dịch thuật tiếng Anh tại Đồng Nai của dịch thuật Đồng Nai Miền trung

Đội ngũ nhân viên dịch thuật trình độ cao

Muốn có những bản dịch chính xác chất lượng thì đội ngũ nhân viên dịch thuật là bộ phận không thể thiếu. Chúng tôi sở hữu đội ngũ đông đảo các nhân viên có bằng cử nhân chuyên ngành ngoại ngữ với khả năng chuyên sâu trong các lĩnh vực.

Quy trình dịch thuật chuyên nghiệp, chính xác

Quy trình dịch thuật được thực hiện qua các công đoạn: tiếp nhận tài liệu, đánh giá tài liệu, phân công dịch thuật, tiến hành dịch, hiệu đính, kiểm tra, hiệu chính. Mỗi công đoạn đều được tiến hành cẩn thận và luôn có sự kiểm tra nghiêm ngặt. Đảm bảo bản dịch có độ chính xác cao nhất đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Đảm bảo thời hạn cam kết

Muốn tạo được lòng tin của khách hàng thì uy tín chính là chìa khóa quyết định. Sau khi nhận được tài liệu từ phía khách hàng chúng tôi sẽ nhanh chóng tiến hành dịch để đảm bảo thời gian cũng như chất lượng bản dịch cho khách hàng.

Luôn dẫn đầu về giá khi dịch thuật

Luôn đưa ra mức giá ưu đãi nhất cho khách hàng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng dịch thuật là điều không phải công ty nào cũng làm được. Đến với dịch thuật  dịch thuật Miền Trung Đồng Nai bạn có thể hoàn toàn yên tâm về điều này, chúng tôi luôn dẫn đầu về giá khi dịch thuật trong so với những công ty khác.

Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được những tư vấn hữu ích nhé!

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ
ĐC: 261/1 Tổ 5 KP 11, An Bình, Biên Hòa, Đồng Nai

Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2020

Hỏi địa chỉ dịch thuật công chứng Bình dương để dịch thuật hồ sơ

Hỏi: E cần dịch thuật công chứng hồ sơ đi nước ngoài, xin hỏi ở Bình Dương địa chỉ dịch thuật công chứng Bình Dương nào uy tính và ở đâu ạ?

Đáp: Công ty dịch thuật Bình Dương tại Điạ chỉ 123 Lê Trọng Tấn, DĨ An, Bình Dương là đơn vịchuyên hoạt động trong lĩnh vực dịch thuật công chứng Bình Dương trên 50 ngôn ngữ từ 60 ngành nghề khác nhau. Với phương châm hoạt động luôn mong muốn được mang đến sự hài lòng dành cho quý khách hàng, đến nay Công ty dịch thuật Bình Dương đã trở thành thương hiệu dẫn đầu trong lĩnh vực dịch thuật tại Việt Nam nói riêng và là nhà cung ứng dịch vụ dịch thuật tại Bình Dương Hàng Đầu nói riêng.

Sở hữu đội ngũ nhân viên dịch thuật có kinh nghiệm lâu năm, trình độ chuyên môn cao chúng tôi sẽ giúp quý khách có thể hoàn thành tốt tất cả công việc, văn bản mà mình cần một cách nhanh chóng và chuẩn xác nhất. Đặc biệt theo kết quả khảo sát mà chúng tôi đã nhận được từ các khách hàng đã từng hợp tác với Sao Kim Cương đều tỏ ra hài lòng về chất lượng, dịch vụ chăm sóc khách hàng và giá cả mà chúng tôi mang đến

Hiện nay công ty dịch thuật Công ty dịch thuật Bình Dương đang cung cấp một số dịch vụ sau:

- Dịch thuật 50 ngôn ngữ như: Anh, Afghanistan (Ba tư), Ả Rập, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Đức, Ba Lan, Pháp, Hà Lan, Malaysia (Mã lai), Bungari, Hunggari, Khmer (Campuchia), Lào, Thái Lan, Croatia, Đan Mạch, Đông Timor, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hy Lạp, Iceland, Indonesia, Ca-dắc-xtan, Kenya, Romania, Mông Cổ, Myanmar, Na Uy, Nepal, Nga, Phần Lan, Thuỵ Điển, Thụy Sĩ, Philippines, Cộng Hòa Séc, Singapore, Hán Nôm, Slovakia, Thổ Nhĩ Kỳ, Ý, Triều Tiên, Trung Quốc, Latinh, Ấn Độ, …

- Chèn phụ đề và lồng tiếng.

- Đổi giấy phép lái xe nước ngoài.

- Phiên dịch đa ngôn ngữ.

- Sao y bản chính, dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự chuyên nghiệp.

Tất cả các dịch vụ của chúng tôi đều có sự đầu tư về chất lượng và dịch vụ do đó quý khách hàng hoàn toàn có thể tin tưởng và lựa chọn Công ty dịch thuật Bình Dương mỗi khi có nhu cầu dịch thuật ngôn ngữ trên tất cả các loại giấy tờ, hợp đồng, công văn... Đến với chúng tôi quý khách hoàn toàn có thể tin tưởng để gửi gắm công việc của mình và nhận được kết quả tốt nhất bởi hơn ai hết chúng tôi luôn đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết.

Với những lợi ích nêu trên hoàn toàn là những lý do thuyết phục giúp quý khách hàng lựa chọn Công ty dịch thuật Bình Dương là đối tác dịch thuật đáng tin cậy dành cho mình. Với tất cả những cố gắng không ngừng trong suốt quá trình hoạt động chúng tôi sẽ khiến khách hàng cảm thấy hài lòng khi đã tin tưởng khi đã lựa chọn dịch thuật Công ty dịch thuật Bình Dương.

Gửi cho chúng tôi dự án của bạn ngay hôm nay !

Hotline: 0947.688.883 – 0988.598.386

Email: info@dichthuatmientrung.com.vn

Công ty dịch thuật Bình Dương ở địa chỉ nào ạ? E cần mọi người tư vấn

Hỏi: Công ty dịch thuật Bình Dương ở đâu thế ạ? E đang tìm để dịch hồ sơ xin VISA tại Bình Dương

Đáp: Công ty dịch thuật Bình Dương là đơn vị cung cấp dịch vụ dịch thuật uy tín tại Địa Bàn Bình Dương. Công ty có địa chỉ tại 123 Lê Trọng Tấn, Dĩ An, Bình Dương

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch thuật Công ty dịch thuật Bình Dương được thành lập từ đội ngũ Biên Phiên dịch với tâm huyến cao với nghề, cùng với với tập thể lãnh đạo đam mê và nhiệt huyết. Chúng tôi có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và tận tâm, Công ty dịch thuậtBình Dương đã làm hài lòng hàng nghìn khách hàng trong và ngoài nước

Chúng tôi tự hào được cung cấp dịch vụ dịch thuật thường xuyên cho hàng triệu khách hàng trong nước và khách hàng Quốc tế, cùng với đó là khả năng cung cấp Dịch thuật và Phiên dịch hơn 50 ngôn ngữ thế giới. Dẫn đầu trong ngành dịch thuật, Công ty dịch thuậtvề khả năng cung cấp đa dạng Ngôn ngữ dịch thuật.

Công ty dịch thuật Bình Dương hướng tới mục tiêu cung cấp cho các Quý khách hàng dịch vụ dịch thuật hàng đầu Việt Nam và mong muốn phát triển ngành dịch thuật Việt Nam vươn tầm ra thế giới.

Các dịch vụ ngôn ngữ tuyệt vời mà Dịch thuật Chuẩn cung cấp:Dịch thuật chuẩn xác trên 50 ngôn ngữ

Công chứng ngay trong ngày, công chứng đa ngôn ngữ

Phiên dịch chuyên nghiệp 24/7

Dịch vụ Hợp pháp hóa lãnh sự.

Tư vấn Visa, Du học

Chúng tôi đã dịch thuật, dich thuật công chứng, phiên dich hàng ngàn dự án trên 50 ngôn ngữ gồm: Tiếng Anh, Trùn, Nhật, Hàn, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, ….. uy tín toàn quốc, chúng tôi là đối tác tin cậy của nhiều Tập Đoàn, Doanh nghiệp và Tổ chức lớn.

Địa chỉ công ty  dịch thuật Bình Dương 123 Lê Trọng Tấn, Dĩ An, Bình Dương

Sdt: 0963.918.438

Không ngờ "Ký ức vui vẻ" lại là lần cuối khán giả được nghe Mai Phương trò chuyện trên sóng truyền hình

Sau hơn 1 năm điều trị bệnh ung thư phổi, Mai Phương đã quay trở lại với công việc khi tham gia các chương trình, dự án nhỏ lẻ. Tuy nhiên từ cuối năm 2019, nữ diễn viên phải tái nhập viện để điều trị do bệnh tình trở nặng. Cho tới mới đây, một người bạn của Mai Phương đã chia sẻ hình ảnh của cô trong bệnh viện, kèm chia dịch công chứng sẻ tiết lộ tình hình sức khoẻ nữ diễn viên.

Mặc dù trong bức ảnh, nữ diễn viên nở nụ cười tươi tắn nhưng theo người bạn này tiết lộ, hiện sức khoẻ của cô đang rất yếu và đau đớn sau mỗi lần vào thuốc. Mới đây nhất, trên trang cá nhân của Trịnh Kim Chi, nữ diễn viên thông báo rằng Mai Phương đã qua đời vào ngày 28/3.

Không ngờ Ký ức vui vẻ lại là lần cuối khán giả được nghe Mai Phương trò chuyện trên sóng truyền hình - Ảnh 2.

Hình ảnh gần đây của Mai Phương trong bệnh viện được một người bạn chia sẻ

Được biết, lần cuối cùng mà khán giả còn được gặp Mai Phương trên sóng truyền hình là ở chương trình " Ký ức vui vẻ " vào năm ngoái. Sau thời gian dài điều trị bệnh, nữ diễn viên quay trở lại với công việc bằng buổi ghi hình vào ngày 27/9. Đại diện ê-kíp sản xuất chương trình cũng cho biết Mai Phương tỏ ra hào hứng và vui vẻ trong suốt buổi ghi hình.

Tuy nhiên, khi tập phim này lên sóng, Mai Phương đã làm khán giả không khỏi lo lắng cho tình hình sức khoẻ của cô vì giọng nói rất run, hơi thở yếu và sắc mặt khá nhợt nhạt. Khi MC Lại Văn Sâm hỏi: "Bây giờ sức khoẻ của Mai Phương tốt hơn chưa?". Nữ diễn viên mau chóng trả lời: "Tôi vẫn đang chiến đấu và sẽ cố gắng hết mình". Câu nói này cùng nụ cười tươi rói của Mai Phương đã làm tất cả khách mời, khán giả có mặt trong trường quay đều vô cùng xúc động.

Sau khi quay hình, nữ diễn viên cũng hạn chế nhận show để tập trung dưỡng bệnh.

Mai Phương nói chuyện run rẩy, yếu ớt trên sóng truyền hình

Không ngờ Ký ức vui vẻ lại là lần cuối khán giả được nghe Mai Phương trò chuyện trên sóng truyền hình - Ảnh 4.
Không ngờ Ký ức vui vẻ lại là lần cuối khán giả được nghe Mai Phương trò chuyện trên sóng truyền hình - Ảnh 5.
Không ngờ Ký ức vui vẻ lại là lần cuối khán giả được nghe Mai Phương trò chuyện trên sóng truyền hình - Ảnh 6.
Không ngờ Ký ức vui vẻ lại là lần cuối khán giả được nghe Mai Phương trò chuyện trên sóng truyền hình - Ảnh 7.

Mai Phương quay hình cho "Ký ức vui vẻ" vào ngày 27/9/2019

"Ký ức vui vẻ" là chương trình giúp khán giả được gặp lại nhiều nghệ sĩ gắn liền với hồi ức của các thế hệ khán giả. 3 cố nghệ sĩ Nguyễn Chánh Tín, Lê Bình và Anh Vũ cũng từng tham gia chương trình ý nghĩa này và gợi lại nhiều ký ức trong lòng người xem. Chỉ tiếc rằng, đây cũng là lần xuất hiện cuối cùng của 3 nghệ sĩ tài năng này trên sóng truyền hình khi cả 3 đã qua đời vào năm 2019.

CEO công ty tỷ USD nhắn nhủ với nhân viên thời Covid-19: ‘Đừng căng thẳng về công việc’

"Tôi muốn lặp lại và nhấn mạnh điều mình từng nói: đừng căng thẳng về công việc”. Đó là thông điệp vừa được CEO Stewart Butterfield gửi đến toàn bộ nhân viên Slack – công ty công nghệ có giá trị hàng tỷ USD.

Khi đại dịch Covid-19 lan rộng khắp nước Mỹ và thế giới, Butterfield chia sẻ với nhân viên của mình rằng: “Chúng tôi hiểu điều này. Hãy chăm sóc bản thân, chăm sóc gia đình, trở thành một đối tác tốt. Không sao cả nếu phải giảm giờ làm hay làm việc không thường xuyên. Hãy tạm nghỉ một lát nếu bạn thấy cần”.

CEO công ty tỷ USD nhắn nhủ với nhân viên thời Covid-19: ‘Đừng căng thẳng về công việc’ - Ảnh 1.

CEO Slack cho biết ông đã nhìn thấy con cái của các đồng nghiệp thông qua các cuộc gọi video. “Chúng tôi có thể để nhân viên tự do hơn một chút và mọi người đều được thấu hiểu và cảm thông – chúng ta đều là con người và đang cùng trải qua hoàn cảnh này”, ông nói.

Khác với nhiều doanh nghiệp đang bên bờ phá sản vì đại dịch, Covid-19 lại là cơ hội phát triển cho công ty ứng dụng tin nhắn này. Khi hàng loạt doanh nghiệp trên thế giới chuyển sang làm việc từ xa để tránh lây lan virus corona, Slack trở thành công cụ kết nối quan trọng và được nhiều người lựa chọn.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 26/3, giá trị vốn hóa của Slack ở mức 15,9 tỷ USD. Công ty có hơn 110.000 khách hàng trả tiền. Hiện 100% nhân viên của Slack tại 18 văn phòng trên thế giới (2.000 người) đang làm việc tại nhà. Các nhân viên được trợ cấp 500 USD để sắp xếp nơi làm việc tại nhà thuận tiện và thoải mái

Theo tỷ phú Mark Cuban, trong thời điểm đại dịch và khi thị trường biến động mạnh, cách xử lý của các nhà lãnh đạo công ty sẽ được “soi” rất kỹ. Các chủ doanh nghiệp không nên yêu cầu nhân viên đi làm như bình thường quá sớm.

“Đó không chỉ là vấn đề an toàn, đó là còn là vấn đề kinh doanh”, nhà đầu tư nổi tiếng của chương trình Shark Tank chia sẻ.

Mark Cuban cho rằng cách phản ứng của các công ty sẽ định nghĩa thương hiệu của họ trong nhiều thập kỷ. “Nếu bạn không quan tâm dịch công chứng đến nhân viên/cổ đông và đặt họ lên hàng đầu, mọi người sẽ đánh giá công ty của bạn như vậy”.



CEO công ty tỷ USD nhắn nhủ với nhân viên thời Covid-19: ‘Đừng căng thẳng về công việc’ - Ảnh 2.

Sau khi có kết quả xác nhận mắc COVID-19, đây là điều đầu tiên Thủ tướng Anh "tâm sự" với ông Trump

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ 6 (27/3) vừa qua đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Anh Boris Johnson, sau khi ông Johnson xác nhận mình đã dương tính với virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm phổi cấp ( COVID-19 ), theo The Hill.

"Tổng thống [Trump] đã gửi lời cảm ơn tới Thủ tướng [Johnson] vì tình hữu nghị thân thiết, đồng thời [ông Trump] cũng chúc [ông Johnson] sớm hồi phục", phát ngôn viên Nhà Trắng Judd Deere cho biết trong một tuyên bố sau đó.

Hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về các nỗ lực quốc tế nhằm chống lại đại dịch COVID-19 và cứu vãn nền kinh tế toàn cầu đã chịu ảnh hưởng nặng nề sau khi nhiều doanh nghiệp trên khắp thế giới phải tạm thời đóng cửa nhằm làm chậm sự lây lan của dịch bệnh.

"Hai nhà lãnh đạo cũng đã bày tỏ sự lạc quan rằng Mỹ và Anh sẽ phục hồi và trở lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết" - theo ông Deere.

Tổng thống dịch công chứng Trump: Điều đầu tiên ông Boris Johnson nói với tôi, đó là [nước Anh] cần máy thở

Trong cuộc họp báo được tổ chức cùng ngày tại Nhà Trắng, Tổng thống Trump cũng đã chia sẻ với báo giới về nội dung cuộc trao đổi giữa ông và Thủ tướng Johnson khi đề cập tới vấn đề sản xuất máy thở:

"Điều đầu tiên ông ấy nói với tôi, đó là [nước Anh] cần máy thở. Ngày hôm nay ông ấy đã đề cập tới chuyện máy thở. Thật không may, ông ấy đã có kết quả dương tính [với SARS-CoV-2]. Điều đó thật khủng khiếp, nhưng ông ấy sẽ ổn. Tôi chắc chắn rằng ông ấy sẽ ổn.

Nhưng họ cần máy thở. Italy cũng muốn, Tây Ban Nha cũng vậy và Đức cũng thế. Họ đều rất cần máy thở. Chúng ta sẽ sản xuất thật nhiều để phục vụ nhu cầu của chúng ta và giúp đỡ cả các quốc gia khác", ông Trump nói.

Thủ tướng Johnson là nhà lãnh đạo cấp cao đầu tiên trên thế giới mắc COVID-19. Trong đoạn video công bố tình hình sức khỏe của bản thân, ông Johnson cho biết ông sẽ tiếp tục trong thời gian cách ly và điều trị bệnh. Bộ trưởng Y tế Anh cũng đã có kết quả dương tính với SARS-CoV-2.

Vương Quốc Anh là một trong những quốc gia phát triển cuối cùng trên thế giới áp dụng các biện pháp kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt. Ban đầu, chính Thủ tướng Johnson cũng có phần chủ quan khi tiết lộ với báo giới ông từng đến bệnh viện và bắt tay với bệnh nhân COVID-19.

Hiện tại, nước Anh đã xác nhận tổng cộng 14.543 ca nhiễm và 759 ca tử vong do COVID-19, và con số này vẫn tiếp tục tăng nhanh trong những ngày gần đây.

Mã nguồn của GPU cho PS5 và Xbox Series X bị đánh cắp và đưa lên Github

Mã nguồn của GPU cho PS5 và Xbox Series X bị đánh cắp và đưa lên Github - Ảnh 1.

Thứ Năm vừa qua, AMD đã phải đưa ra phát ngôn chính thức về sở hữu trí tuệ bị đánh cắp hồi tháng 12 năm ngoái. Tuy nhiên, chi tiết về việc cái gì bị ăn trộm và ai là thủ phạm thì khá mập mờ. Tuy nhiên, AMD đã và đang gửi hàng loạt yêu cầu gỡ bỏ theo Luật bảo vệ bản quyền kỹ thuật số (DCMA) tới Github. Vì vậy, mã nguồn GPU RDNA2 của AMD, vi xử lý đồ họa được sử dụng trên thế hệ console next gen, đã được Github gỡ bỏ ngay lập tức.

Theo Torrentfreak, AMD bắt đầu gửi yêu cầu gỡ bỏ từ thứ Tư sau khi phát hiện ra một hacker đã liên tục truy cập được vào hệ thống của AMD, mò được ra mã nguồn nhiều dòng GPU bao gồm Navi 10 và Navi 21 rồi đăng tải lên Github. Những mà nguồn bị lộ có thể bao gồm của RDNA2.

Mã nguồn của GPU cho PS5 và Xbox Series X bị đánh cắp và đưa lên Github - Ảnh 2.

Torrentfreak cũng đã trao đổi với hacker, người cho rằng những thứ cô phát tán có giá trị lên tới 100 triệu USD. Trong bài đăng dịch công chứng trên Github của mình, nữ hacker này cũng ngỏ ý rằng nhóm của cô đang cần tìm người mua những mã nguồn kia với giá cô đã nói ở trên. Trường hợp xấu nhất là không ai có nhu cầu thì họ sẽ tung hê hết tất cả những thông tin mình đã đánh cắp được. Trước khi AMD kịp gửi yêu cầu gỡ bỏ cho Github thì đã có ít nhất 4 người kịp copy và đăng lên Git của mình.

Nữ hacker cũng nói thêm: "Thực ra chúng tôi vô tình tìm thấy những mã nguồn này trong một máy chủ không được bảo vệ của AMD thông qua lỗ hổng bảo mật. Tôi tưởng những thứ quan trọng thế này phải được bảo vệ một cách tử tế và được mã hóa kinh khủng lắm. Tôi vẫn chưa nói chuyện với AMD bởi tôi biết chắc rằng thay vì nhận lỗi thì họ sẽ quay ra kiện chúng tôi. Thế nên tại sao không tung ra cho tất cả mọi người cùng xem".

Theo nhiều nguồn thông tin thì ngoài Github, mã nguồn GPU của AMD đã được đưa lên nhiều nơi khác như GitLab cũng như tải về. Bài học đưa ra là trong thời đại internet, một khi đã bị lộ cái gì trên mạng thì khó mà xóa đi được.

Lý do khiến số ca tử vong vì covid-19 của Ý cao hơn gấp đôi so với Trung Quốc

Ý đã báo cáo số người chết nhiều hơn gấp đôi so với Trung Quốc - quốc gia đầu tiên xuất hiện loại virus này vào cuối năm 2019. Tính đến nay, đã có hơn 9.000 trường hợp tử vong ở Ý, so với con số 3.295 ở Trung Quốc, theo dữ liệu do Đại học Johns Hopkins tổng hợp.

Đồng thời, số người chết ở Tây Ban Nha đã tăng mạnh trong những ngày gần đây và hiện tại đang ở mức hơn 5.000 - cũng cao hơn đáng kể so với Trung Quốc. Những con số đáng lo ngại đã đặt ra câu hỏi về những yếu tố nào khiến những quốc gia châu Âu này có tỷ lệ tử vong khủng khiếp như vậy.

Hai chuyên gia y tế đã chia dịch công chứng sẻ với CNBC một số lý do dưới dây.

Lý do khiến số ca tử vong vì covid-19 của Ý cao hơn gấp đôi so với Trung Quốc - Ảnh 1.

Phản ứng chậm chạp

"Sự lây lan đã diễn ra trên diện rộng trước khi mọi người nhận thức được sự có mặt của virus này", Alexander Edwards, một chuyên gia về miễn dịch học của Đại học Reading, đã trao đổi với CNBC hôm thứ Năm về tình hình ở Ý.

Ông giải thích rằng ở hầu hết các nước châu Âu, người ta cho rằng dịch bùng phát "là một vấn đề ở nơi nào đó", và thái độ ban đầu này đã dẫn đến sự lây lan nhanh chóng của virus ở những nơi như Ý và Tây Ban Nha.

Khu vực Vũ Hán Trung Quốc, nơi bắt nguồn của virus, đã cách ly khỏi phần còn lại của thế giới kể từ giữa tháng 1. Khu vực này sẽ dỡ bỏ một phần phong tỏa vào đầu tháng Tư, do không có trường hợp mới nào được báo cáo trong những ngày qua.

Việc phong tỏa nghiêm ngặt dường như đã có tác động tích cực, tuy nhiên vào thời điểm đó, quyết định buộc 11 triệu người dân phải ở nhà dường như quá quyết liệt với nhiều người, và không có gì đảm bảo cho sự thành công.

Ý đã thực hiện các biện pháp phong tỏa lần đầu tiên vào cuối tháng 2, tại 11 thành phố ở phía bắc của đất nước. Một cuộc phong tỏa trên toàn quốc chỉ được công bố vào ngày 9 tháng 3. "Ý chậm hơn một chút", ông Ed Edwards cho biết.

Năng lực xét nghiệm

Tỷ lệ tử vong cũng liên quan đến số lượng người đang được xét nghiệm virus, Michael Tildesley, một nhà dịch tễ học tại Đại học Warwick cho biết. Về cơ bản, càng nhiều người được kiểm tra, cơ quan chức năng càng có thể phản ứng tốt hơn.

Kết quả là ở những nơi mà nhiều người đang được xét nghiệm với tốc độ nhanh chóng, chẳng hạn như Trung Quốc, số người chết sẽ không cao như ở Ý và Tây Ban Nha, nơi chỉ có những công dân xuất hiện triệu chứng của virus corona mới được xét nghiệm.

Edwards nói thêm rằng ở Trung Quốc, những người nhiễm virus được xác định nhanh chóng và bị cách ly trong hệ thống y tế, thay vì ở nhà - trong khi đó là những gì đã xảy ra ở Ý.

Dân số

Theo Edwards, có một "sự kết hợp nhân đôi của các yếu tố rủi ro". Ông giải thích rằng nhóm người đầu tiên bị virus tấn công ở nước này là người già.

Dữ liệu của OECD cho thấy Ý có tỷ lệ dân số già cao thứ hai trên thế giới, sau Nhật Bản. Những người trên 60 tuổi được cho là có nguy cơ cao mắc các triệu chứng nghiêm trọng từ virus.

"Chủ nhật hàng tuần, người Ý trẻ tuổi thường đi gặp ông bà, họ hôn nhau, đến nhà thờ hoặc dùng bữa cùng nhau", chuyên gia Ed nói thêm rằng việc tiếp xúc với người già đã lan truyền virus trên khắp nước Ý.

Mặc dù Tây Ban Nha không có tỷ lệ dân số già cao nhất thế giới, covid-19 cũng gây ảnh hưởng rất lớn tới nhóm tuổi này. Dữ liệu từ chính phủ Tây Ban Nha đã chỉ ra rằng các nhóm tuổi có số lượng ca mắc nhiều nhất là: 50-59; 70-79; và trên 80.

Ngoài ra, Tây Ban Nha có một nền văn hóa gia đình tương tự như Ý, mà theo các chuyên gia cho thấy rằng sự tiếp xúc thân mật giữa thanh niên và người già đã góp phần khiến cho số người chết tăng nhanh hơn.

"Một phần nguyên nhân cũng đến từ yếu tố văn hóa", từ ông Tildesley, từ Đại học Warwick, cho biết thêm rằng Trung Quốc đã cho thấy mức độ tuân thủ cao hơn đối với các biện pháp phong tỏa so với châu Âu.

Cuối cùng, đã có một số ý kiến ​​cho rằng sự khác biệt trong các loại thuốc được sử dụng ở châu Âu, so với Trung Quốc, có thể có tác động đến tỷ lệ tử vong do virus. Tuy nhiên, Edwards cho biết thật khó để nói liệu sự khác biệt giữa thuốc Đông Y và Tây Y có phải là một yếu tố không.

Dàn sao Những Thiên Thần Áo Trắng xót xa trước hung tin Mai Phương qua đời vì ung thư phổi

Với các khán giả thế hệ 8x, 9x,  Những Thiên Thần Áo Trắng  là cả một vùng trời kỉ niệm, là bộ phim đến bây giờ người ta vẫn nhắc mãi như một huyền thoại của màn ảnh Việt. Tròn 10 năm sau ngày oanh tạc trên màn ảnh nhỏ, tưởng đâu khán giả sẽ được dịp cùng dàn diễn viên năm nào bồi hồi ôn lại những kỉ niệm của thập kỷ trước. Ngờ đâu kỉ niệm còn chưa kịp nhắc nhớ thì  Mai Phương  - thiên thần áo trắng năm nào đã phải nói lời tạm biệt. Sau gần hai năm chống chọi với dịch công chứng bệnh tật, chiều ngày 28/3, đóa hoa nhỏ kiên cường Mai Phương đã rời xa cuộc đời. Trên trang cá nhân của mình, dàn diễn viên của Những Thiên Thần Áo Trắng năm nào không khỏi bàng hoàng, đau đớn trước sự ra đi của người bạn nhỏ.

Dàn sao Những Thiên Thần Áo Trắng xót xa trước hung tin Mai Phương qua đời vì ung thư phổi - Ảnh 1.

Mi Du gửi lời tạm biệt đến người chị Mai Phương

Dàn sao Những Thiên Thần Áo Trắng xót xa trước hung tin Mai Phương qua đời vì ung thư phổi - Ảnh 2.

Nam Cường không nhắc tên cũng không đăng hình nhưng chỉ vài dòng chữ thôi thì khán giả cũng biết trong lòng anh đang nặng nề đến nhường nào

Dàn sao Những Thiên Thần Áo Trắng xót xa trước hung tin Mai Phương qua đời vì ung thư phổi - Ảnh 3.

Vẫn mãi là những thiên thần áo trắng của riêng "cô lớp trưởng July Miu" Miu Lê

Dàn sao Những Thiên Thần Áo Trắng xót xa trước hung tin Mai Phương qua đời vì ung thư phổi - Ảnh 4.

"Cựu lớp trưởng Nam" không còn biết phải nói gì trước sự ra đi của cô bạn cũ

Dàn sao Những Thiên Thần Áo Trắng xót xa trước hung tin Mai Phương qua đời vì ung thư phổi - Ảnh 5.

Lan Phương thương bé Lavie, thương người em gái kiên cường của mình

6 điều rút ra từ cuộc sống cách ly của một du học sinh Mỹ khi bị coi là "về nước ăn bám và lánh nạn"

Vừa qua, cộng đồng mạng đã có những phen bức xúc không tưởng đến từ bộ phận những  du học sinh về nước và đang chịu cách ly . Các du học sinh này đều cho rằng điều kiện mà khu cách ly cung cấp là hết sức tồi tàn, cũ kỹ hay thậm chí còn sử dụng từ ngữ khó nghe, gây phản cảm.

Tuy nhiên, đó không phải là toàn bộ những gì mà cư dân mạng Việt Nam chứng kiến từ các họ, vẫn có những chia sẻ, hành động từ cộng đồng những bạn đang du học quay trở về khiến nhiều người xúc động, 

Mới đây, trên Facebook cá nhân Trung.T.L. nghiên cứu sinh dịch công chứng tiến sĩ tại California, Hoa Kỳ  đã đăng tải một đoạn trạng thái dài, chia sẻ về cuộc sống của một du học sinh ở nơi cách ly. Được biết, trước khi sang Mỹ du học, anh từng tham gia giảng dạy tại trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam. Anh đã về tới Việt Nam và tham gia cách ly tập trung ở Thanh Hóa đến nay đã là ngày thứ 9.  Anh cho rằng, những điều mà anh đang trải nghiệm trong những ngày qua khiến anh hồi tưởng về quá khứ tuổi thơ đầy niềm vui, và anh đang cảm thấy hạnh phúc trước những gì diễn ra xung quanh anh, nơi trại cách ly.

6 điều rút ra từ cuộc sống cách ly của một du học sinh Mỹ khi bị coi là về nước ăn bám và lánh nạn - Ảnh 1.

Trích lược đoạn chia sẻ của Trung.T.L:

" Mấy hôm nay đọc tin nhiều chiều về cuộc sống cách ly, người thì bảo khổ, người thì bảo thế là sướng rồi, người thì chửi du học sinh là thượng đẳng, du học sinh thì đòi người người phải hiểu mình. Mình thấy trong mọi khó khăn trải nghiệm, những câu chuyện thay vì những lời phán xét sẽ giúp ích được nhiều. Vì truyện thì xây dựng kết nối và lòng đồng cảm.

Ở trong trại cách ly cảm giác mình đương nhiên là lẫn lộn buồn vui. Hiện giờ thì là vui. Vì cuộc sống trong trại cách ly làm mình nhớ thời thơ ấu của mình. Sống trong trại, mình như đang sống lại cái thời trẻ thơ ở Hà Nội.

Hồi đó có trò đi tắm nhà tắm công cộng, bố mẹ mình thường dẫn mình đi, cả nhà tắm chung và gặp mọi người ở chỗ tắm.Với mình, mình chỉ nhớ mỗi việc là phải chào nhiều, chào hết bác này cô nọ, chú này ông kia. Mình cảm thấy như cả cái thế giới mình hồi ý, ai cũng là người trong gia đình. Cứ đi tắm là phải chào. Khái niệm về riêng tư với mình không tồn tại.

Ăn ở thời đó thì đúng là no và ấm hơn là ngon và đẹp. Món mình thích hồi đó là cơm trộn đường và cơm cháy chan nước mắm. Cả 2 đều rất ngon và thơm. Giờ mới biết ăn thế không đủ chất nhưng mà no và trôi được. Thế nên mình cũng như các anh bộ đội ở đây, lùn tịt và nhỏ bé. Nhưng là kiểu nhỏ bé tràn trề sức sống (Cô bé hạt tiêu nhỉ). Ở nhà thì 3, và sau khi có em gái, thì là 4 người trên 1 giường, đắp 1 chăn, chui trong 1 màn. Mọi sinh hoạt ăn ở học ngủ đều diễn ra trong 1 phòng. Riêng tư không tồn tại, nhưng không có lúc nào mình cô đơn hay xì tress mà nhà lại không biết cả. Đến cả khi mình khóc hồi lớp 11 thì lúc đó em mình cũng đang ở cùng phòng 



Quần áo thì vừa mốt vừa rẻ. Mẹ hay mua hàng si đa, tức là quần áo second-hand ở chợ trời. Hồi ấy mình không biết, nhưng hóa ra toàn cầu hóa ra phết. Hay nói cách khác, người "nghèo" chúng mình thời đó, là dân toàn cầu chính hiệu đấy: Mũ cao bồi Mỹ, quần Levi, áo H&M Thụy Điển, giày Đức, tay cầm đồ chơi Héc-man, tay kia đọc Đô rê mon. Ngồi trên cái xe máy simson của Đông Đức. Hôm nay trong trại, có 4G, có email, có facebook, cuộc sống vẫn luôn liên kết. Quá khứ, hiện tại, không vì Cô-Vi với Dương Tính mà làm mất ý nghĩa cuộc sống.



Ở đây với 23 người, trước lạ sau quen, làm mọi thứ cùng nhau, cùng trong hoàn cảnh bị chửi là "về nước ăn bám và lánh nạn," mọi người là những người mình có thể chia sẻ cảm xúc được. (Hóa ra phòng mình đa phần là đi lao động về, chứ không phải đi du học đâu, chỉ có 3 người du học thôi).



Các chú bộ đội và y bác sĩ ở đây có cái gì như bố mẹ mình hồi đó. Vừa xa cách, vừa mắng mỏ, nhưng lại đầy quan tâm và dịu dàng. Các bạn ở tây chắc vội vàng nghĩ tới Stockholm Syndrome mất.  Nhưng với mình, mình thấy hóa ra các chú bộ đội trong này rất là hiền lành và dễ mến. Họ ăn nói dịu dàng và biết làm trò cười nếu bạn mở lòng với họ trước.



Nghĩ đến họ, mình sống không thấy phải than phiền gì. Đây là cuộc sống của họ mà mình được sống, dù chỉ trong 14 ngày. Giường gỗ cứng, đau người khủng khiếp trong 5 ngày đầu. Chăn chỉ có 1 cái, mình phải chọn đắp hay là nằm lên làm đệm. Họ hàng ngày nhìn thấy cái kiểu Công chúa và hạt đậu của mình, mà họ chả tỏ ra ghét hay chửi gì. Cảm giác sống đời người khác mà không trọn vẹn có phần hơi bức bối. Ai cần gì vẫn đăng kí họ mua được. Mọi người ai cũng cảm thấy biết ơn và muốn trả ơn các chú bộ đội và y bác sĩ ở đây (phòng mình thấy bảo đóng góp nhiều lắm, không phải vì giàu, mà vì lòng biết ơn dẫn tới sự hào phóng vượt cái tôi).

 

6 điều rút ra từ cuộc sống cách ly của một du học sinh Mỹ khi bị coi là về nước ăn bám và lánh nạn - Ảnh 2.

Quang cảnh khu cách ly mà chàng nghiên cứu sinh đang ở

Mình thấy vui vì được sống lại cái thời của Ruồi trâu và Thép đã tôi thế đấy. Mình cũng ngạc nhiên là mình vẫn còn phần đó trong người. Hôm các chú bộ đội hỏi chuyển ra khách sạn, cả phòng mình ở lại, mình cũng ở lại. Vì sao ư? Mình ra khỏi phòng, nhìn ra cái sân rộng đầy cây cao cỏ xanh, ánh nắng, gió mát và bao nhiêu người trong trại, mình thấy hơi ngại cái cuộc sống trong 1 phòng khách sạn với vài ba người và không được đi hay nhìn ra cái gì. Mình về là vì vậy, đúng như mọi người nói, là trốn dịch. Nhưng dịch này là dịch Cô-Đơn. Vi là nhỏ, vie trong tiếng Pháp lại là cuộc sống. Cô-Vi, Cô-Đơn, buồn cười nhỉ?



Ở đây những cuộc sống xa lạ va vào nhau, câu chuyện "riêng tư" của anh giường bên, lời thủ thỉ tâm tình với vợ và con gái của anh giường dưới cứ thế mà xâm nhập vào lỗ tai mình. Cái mùi lao động, mùi thuốc, mùi người cứ thế xông thẳng vào mũi mình. Kiểm soát được không? Có lẽ không, nhưng có chọn hạnh phúc được không? Câu trả lời có.



Khi trở lại, hay khi ra khỏi trại, cuộc sống mình sẽ quay trở lại bình thường, tức là "văn minh" "sung sướng" "thoải mái tiện nghi" hơn. Vậy cuộc sống ngắn ngủi này dạy được mình cái gì?



- Sức sống của con người trong mọi hoàn cảnh khó mà dập được. Đời tị nạn, cách ly, rừng núi và đời "bình thường" đều có thể hạnh phúc được.



- Lối suy nghĩ cá nhân và phát triển khiến người ta quên đi sự cần thiết của liên kết tập thể. Mình không muốn nói thời giờ tốt hơn rồi, quá khứ đã qua đi, đừng bắt các em phải sống theo quá khứ các chú, cũng đừng bắt các chú phải thấu hiểu nhu cầu tiện nghi hiện đại của các em. Thay vì đó, mình muốn mọi người thấy: mọi cuộc sống khác biệt, chênh lệch như vậy vẫn đang diễn ra ngay tại thời điểm này, thời hiện đại này, khi mà có những em được đặc quyền, và có những "em" bộ đội phải sống cơ cực. 



- Hãy luôn so sánh, đặt mình vào vị trí người khác để hiểu cho họ, sống cuộc sống của họ, và hành động giúp đỡ họ. 



- Mình thấy mình có rất nhiều đặc quyền, ai đi du học thì cũng có đặc quyền, có cơ hội học, hay có điều kiện kinh tế. Không phải chỉ có thời mình mới phải vừa làm vừa học lúc nhỏ, mà giờ ở nhiều nơi vẫn có các em làm nhiều hơn học để giúp gia đình. Hơn ai hết, mình biết nhiều em du học sinh còn khó khăn, nhưng cái khó khăn tương đối đó nên được so sánh với những khó khăn ở những nơi như Nghệ An. Có em từng bảo mình, khó khăn không đi du học được, và khó khăn ở đây là bố mẹ chỉ đóng được cho em 300 triệu 1 năm tiền học thôi. Mình thường bảo các em như vậy là có nhà mà bán, có tiết kiệm mà tiêu, có khả năng kiếm tiền mà chi là đặc quyền rồi đấy. Mình bảo các em là phải biết ơn gia đình đã hi sinh cho các em. Đặc quyền được hi sinh, không phải ai cũng có.



- Mình đang nghĩ giàu là tội lỗi không? Đương nhiên là không. Mình cũng thấy được cái mặt tốt hạn chế của suy nghĩ "người giàu giúp người nghèo." Mình cũng không tin vào suy nghĩ đơn giản như ai cũng làm 40 giờ, sao lại có người kiếm nhiều hơn người khác. Những suy nghĩ như vậy đơn giản hóa và không giúp ích được gì. Mình quan tâm hơn đến việc hệ thống giáo dục, cơ sở hạ tầng, giáo dục tư duy lối sống sao cho tăng điều kiện bình đẳng hơn đến mọi người.



- Cuộc sống trong trại, đặc quyền ở chỗ được nuôi ăn nên sinh nhiều thời gian rỗi hơn. Xem trong phim xưa của Trung Quốc mới thấy vì sao con trai nó học hành thành tài đỗ quan đỗ chức thì đều cưới vợ nấu cơm cho. Đi du học mà tự nấu ăn sẽ biết tốn thời gian thế nào. Những đặc quyền nho nhỏ vui vui đó, nếu để ý, sẽ thấy thành công đến từ những con người thầm lặng, những cử chỉ nhỏ nhặt không được nhiều người đánh giá cao. Nhờ đặc quyền đó, mình ngồi học, ngồi viết bài, và ngồi suy nghĩ được nhiều hơn. Và mình tự cảm thấy phải học, viết, nghĩ cho những người nuôi mình ăn.



Máy thở là gì mà nước nào trên thế giới cũng đang chạy đua để có càng nhiều càng tốt?

Mỹ vừa chính thức trở thành ổ dịch đông bệnh nhân nhất thế giới, nhưng bệnh viện nước này không có đủ máy thở - thiết bị y tế quyết định sự sống của những bệnh nhân đang mang Covid-19 trong người. Báo cáo hồi tháng Hai cho thấy các bệnh viện Hoa Kỳ có khoảng 160.000 máy thở, 8.900 máy đang trong kho trực chờ ngày cấp bách. Nghe thì có vẻ nhiều, nhưng trong tình cảnh cấp bách, nhà cầm quyền tại New York liên tục đưa cảnh báo rằng bang này đang đứng bên bờ vực thiếu thốn vật tư y tế trầm trọng.

Máy thở là gì mà nước nào trên thế giới cũng đang chạy đua để có càng nhiều càng tốt? - Ảnh 1.

Theo phân tích của bác sĩ James Lawler, chuyên gia bệnh truyền nhiễm và sức khỏe cộng đồng tới từ Trung tâm Y khoa thuộc Đại học Nebraska, thì khoảng 1 triệu người Mỹ dịch công chứng sẽ cần máy thở trong hoàn cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát. Tuy nhiên, phân tích của Lawler không kèm mốc thời gian, nên có thể con số 1 triệu người không có nghĩa rằng họ sẽ cần thở máy cùng một lúc.

Nhân lúc máy thở đang trở thành trọng tâm sản xuất cũng như cứu cánh cho người nhiễm Covid-19, ta hãy tìm hiểu chút về nó.

Đây là cách máy thở hoạt động

Một vài bệnh nhân Covid-19 thở gấp và khó thở, họ phải cần tới sự trợ giúp của máy móc để hô hấp. Máy thở có nhiều hình dáng, nhưng thông thường có hình hộp chữ nhật, với đường ống truyền không khí từ máy vào phổi bệnh nhân. Chúng có thể giúp việc hô hấp dễ dàng hơn.

Về cơ bản, máy thở thổi không khí vào phổi bạn, hỗ trợ hoạt động thở tự nhiên ”, bác sĩ Nicholas Hill tới từ Đại học Y Tufts nói.

Máy thở là gì mà nước nào trên thế giới cũng đang chạy đua để có càng nhiều càng tốt? - Ảnh 2.

Người bệnh sẽ mang một trong hai loại suy hô hấp sau đây:

Đầu tiên là suy hô hấp tăng anhydrit cacbonic huyết, là khi không khí không vào phổi đủ và CO2 tích tụ tới mức quá tải. Để giúp bệnh nhân dạng này hô hấp, bác sĩ không cần tới máy thở đưa trực tiếp không khí vào phổi mà chỉ cần mặt nạ là đủ.

Loại thứ hai có tên suy hô hấp giảm oxy huyết; đúng như tên gọi của nó, đó là khi hô hấp khó khăn và máu không nhận được đủ lượng oxy. Loại suy hô hấp này có thể gây ảnh hưởng tới phổi, và con virus SARS-CoV-2 cũng gây nên những tổn thương phổi tương tự.

Khi suy hô hấp diễn ra, phổi sẽ sưng tấy và xuất hiện dịch ứ đọng, khiến phổi khó hoạt động bình thường.

Chúng tôi điều trị những biểu hiện bệnh trên bằng việc đưa thêm oxy vào phổi bệnh nhân ”, bác sĩ Hill nói. “ Chúng tôi có thể truyền cho bạn 100% oxy để đẩy mức oxy trong máu lên cao, nhưng cũng phải rất cẩn thận vì oxy nguyên chất có thể gây hại ”.

Giải quyết tình trạng thiếu thốn máy thở

New York đang là bang có số ca nhiễm Covid-19 cao nhất, số máy thở có tại đây vẫn đủ để duy trì sự sống trong hơn 800 ca nhiễm. Tuy nhiên, theo ước tính của nhà cầm quyền địa phương, bang này sẽ cần tới 30.000 máy thở để sử dụng khi số ca nhiễm virus có thể đạt đỉnh trong vài tuần tới.

Máy thở là gì mà nước nào trên thế giới cũng đang chạy đua để có càng nhiều càng tốt? - Ảnh 3.

Có nơi đề xuất sử dụng một máy thở cho hay bệnh nhân nếu tình hình thiếu hụt tiếp tục diễn ra. Việc này có thể ảnh hưởng tới sức khỏe bệnh nhân, vì máy thở được thiết kế để hỗ trợ hô hấp cho một bệnh nhân duy nhất. Trong trường hợp cấp bách, hai bệnh nhân phải dùng chung một máy thì họ phải có thể tích phổi và kích cỡ cơ thể tương đương thì mới mong hiệu quả được.

Theo lời bác sĩ Hill, việc hai bệnh nhân chung một máy thở rất liều lĩnh, nên cách giải quyết tốt nhất là tập trung sản xuất máy thở để cứu được càng nhiều người càng tốt. Thời điểm hiện tại, một số doanh nghiệp sản xuất ô tô đã tham gia sản xuất máy thở, điển hình là hãng xe điện Tesla của Elon Musk.

Ngoài ra, việc nhập khẩu máy thở từ Trung Quốc cũng là một phương pháp hay. Đất nước tỷ dân đã bắt đầu khống chế được đại dịch, một số đơn vị sản xuất cũng thừa thiết bị y tế, sẵn sàng bán lại cho những nước đang cần. Cũng lại lấy Elon Musk ra làm ví dụ: hôm vừa rồi, ông đã đặt mua 1.255 máy và đã tặng miễn phí 1.000 thiết bị cho các bệnh viện tại bang California, 255 máy thở còn lại sẽ được lắp cho những nơi cần kíp.

Máy thở là gì mà nước nào trên thế giới cũng đang chạy đua để có càng nhiều càng tốt? - Ảnh 4.

Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2020

Bi kịch của võ sĩ quyền Anh bị Mike Tyson hạ gục sau 49 giây: cướp ngân hàng, bắn cảnh sát và sẽ chết trong tù với bản án 160 năm giam giữ

"Tôi đang rất ổn. Bình thường tôi sẽ vẽ tranh hoặc cắt tóc cho các tù nhân khác, xem các tin tức về thể thao và chờ ngày ra khỏi đây", cựu ngôi sao quyền Anh Clifford Etienne viết trong bức thư gửi cho tờ TMZ Sports. Anh rất lạc quan.

Nhưng đó là sự lạc quan tuyệt vọng. Bản án mà Etienne nhận có thời hạn 160 năm, sau đó giảm xuống còn 105 năm và không được tha bổng. Có nghĩa là anh ta sẽ chết trong tù, chắc chắn.

Từng có một thời gian, Etienne là thần tượng trên đất Mỹ, một phiên bản có thực của hàng trăm bộ phim Hollywood truyền cảm hứng sáo rỗng nhưng công chúng vẫn thích xem. Ở tuổi 17, anh ta bị bắt vì tội cướp cõ vũ trang và nhận bản án 40 năm. Đó giống như sự khép lại của một cuộc đời còn chưa kịp mở ra.

Bi kịch của võ sĩ quyền Anh bị Mike Tyson hạ gục sau 49 giây: cướp ngân hàng, bắn cảnh sát và sẽ chết trong tù với bản án 160 năm giam giữ - Ảnh 1.

Clifford Etienne sau 14 năm ngồi tù ở Louisiana.

Trong tù, dù cố gắng giữ mình để có thể ra sớm, Etienne vẫn bị làm phiền bởi các tù nhân hung hãn. Sau những lần cam chịu, anh bắt đầu đánh trả. Và một lần như vậy, lọt vào mắt xanh Billy Roth, Giám đốc Liên đoàn thể thao cảnh sát Baton Rouge. Ông hướng dẫn Etienne theo con đường quyền Anh chuyên nghiệp, từ chế độ tập luyện, ăn uống đến việc kiềm chế trước mọi khiêu khích. Etienne nhìn thấy ở quyền Anh cơ hội làm lại cuộc đời.

Càng ngày Etienne càng gây ấn tượng, qua đó dành được sự yêu mến cũng như tôn trọng của bạn tù và quản giáo. Rồi anh được đặt biệt danh Tê giác đen, sau đó chờ đợi ngày thượng đài như một võ sĩ thực thụ. Trong 10 năm, anh giành chiến thắng hơn 30 trận, trở thành nhà vô địch bang Louisiana ở giải đấu dành cho tù nhân và được phóng thích sớm nhờ hành vi tốt.

Ra tù, Etienne nhanh chóng gây ấn tượng với các trận thắng liên tiếp, giành đai vô địch IBA Continental, NABF và IBA Americas. Giới truyền thông cũng tìm thấy sự hấp dẫn trong câu chuyện của Etienne, một người chiến thắng số phận, một anh hùng đã vượt qua cuộc khủng hoảng nghiêm trọng của tuổi trẻ.

Bi kịch của võ sĩ quyền Anh bị Mike Tyson hạ gục sau 49 giây: cướp ngân hàng, bắn cảnh sát và sẽ chết trong tù với bản án 160 năm giam giữ - Ảnh 2.

Etienne thời đỉnh cao phong độ và được ca ngợi là một anh hùng vượt lên số phận.

Cuộc sống cá nhân của Etienne cũng khá ổn, bên cô vợ Tiffany và con gái Jacol’e. Mỗi khi không phải thượng đài, anh sẽ câu cá, nấu ăn, vẽ, cắt tóc và chơi kèn. Etienne nói rằng anh chưa phải triệu phú, nhưng nỗ lực để có cuộc sống của một triệu phú.

Có thể vì gấp gáp kiếm tiền, Etienne lâm vào cảnh nợ nần. Năm 2003, Tê giác đen đứng trước vận may đổi đời khi được sắp xếp thượng đài với Mike Tyson, nhà vô địch hết thời đang cố vớt vát chút danh tiếng.

Hầu hết đều nghĩ Tyson sẽ thất bại. Thậm chí của HLV của Mike Thép cũng nói rằng anh chưa sẵn sàng để đối đầu với Etienne, và nếu thua, có thể dẫn đến kết thúc của sự nghiệp.

Bi kịch của võ sĩ quyền Anh bị Mike Tyson hạ gục sau 49 giây: cướp ngân hàng, bắn cảnh sát và sẽ chết trong tù với bản án 160 năm giam giữ - Ảnh 3.

Etienne (trái) trước thời điểm bị Mike Tyson knock-out ở giây 49.

Ấy vậy mà không ai ngờ, Tê giác đen lại thảm bại, theo cách nhục nhã nhất tại Đấu trường Kim tự tháp. Sau một cú lách mình để né cú đấm tay trái của Tyson, Etienne chưa kịp ra đòn đã nhận một cú trời giáng khi Mike Thép xoay người và đấm bằng tay phải. Lúc ấy trận đấu mới diễn ra được 49 giây, và Etienne không thể đứng dậy sau 10 tiếng đếm.

Không ai có thể hài lòng với một kết thúc chóng vánh đến vậy, kể cả người ủng hộ Tyson. Kể từ đó danh tiếng Tê giác đen suy giảm trầm trọng. Sự tự tin của Etienne cũng biến mất, trong khi lại rất cần tiền. Quá quẫn bách, anh chấp nhận đấu với Nikolai Valuev, một võ sĩ người Nga nặng hơn mình 5 chục ký, để tranh đai vô địch WBA International hạng nặng vào năm 2005.

Thật không may, anh lại thua. Thất bại này chính thức đánh gục Etienne. Anh ngừng tập luyện, tăng cân phi mã và nghĩ cách kiếm tiền kiểu khác. 3 tháng sau ngày bị Quái vật phương Đông đánh bại, Etienne tham gia một vụ cướp có súng.

Bi kịch của võ sĩ quyền Anh bị Mike Tyson hạ gục sau 49 giây: cướp ngân hàng, bắn cảnh sát và sẽ chết trong tù với bản án 160 năm giam giữ - Ảnh 4.

Etienne bị cảnh sát bắt sau vụ cướp có súng ở Baton Rouge.

Anh ta trùm kín mặt, tay cầm súng và xông vào một doanh nghiệp ở Baton Rouge, yêu cầu nhân viên thu ngân nhét tiền vào một cái bao. Sau khi tiền được nhét đầy, Etienne bóp cò nhưng không trúng. Anh ta cũng không cố gắng bắn thêm bởi còi báo động đã vang lên, vội vàng chạy ra bên ngoài.

Cảnh sát đã tới và Etienne nổ súng liên tiếp trên đường trốn chạy. Võ sĩ quyền Anh hạng nặng nhìn thấy một chiếc ô tô. Anh ta nhảy vào, uy hiếp người phụ nữ với hai con nhỏ bên trong. Xe chỉ chạy được một quãng thì cảnh sát đã bắt kịp, và Etienne tra tay vào còng.

Tê giác đen, với các tội danh cướp có vũ trang 2 lần, bắt cóc và giết người, bao gồm viên chức cảnh sát, bất thành, nhận án phạt 160 năm tù giam không được phép tha bổng. 7 năm sau, Etienne được giảm án xuống còn 105 năm. Tính đến nay, anh ta đã ở trong tù 14 năm, và sẽ mãn hạn vào… năm 2111, khi 141 tuổi.

Một cái kết buồn cho Etienne, người đã chiến thắng số phận một lần, những gục ngã mãi mãi vào Biên phiên dịch lần sau.

DHS Anh vẽ khu cách ly xinh xẻo như trong truyện tranh: Ở đâu cũng đẹp, miễn là mình còn yêu đời!

Trở về nước từ Anh vào ngày 16/3 vừa qua, Tăng Quang (Tp.HCM) cũng được đến  khu cách ly tập trung  giống như nhiều người khác. Khu cách ly tập trung của anh chàng Biên phiên dịch là trường Quân sự Quân khu 7 (Tp.HCM) với khoảng 1000 bạn trở về từ các nước châu Âu. 

Trước khi về Việt Nam, Quang đã không khỏi lo lắng vì chuyện đi cách ly tập trung. Tuy nhiên sự lo lắng của anh chàng đã nhanh chóng thay thế bằng sự biết ơn và cảm kích: " Trước trước khi qua London, mình đi làm sấp mặt từ thứ 2 đến thứ 6, từ sáng đến 9 - 10 giờ tối . Qua London tuy cuộc sống nhẹ nhàng hơn, nhưng chắc chẳng có ai nấu ăn và cho ở miễn phí 2 tuần liền như thế này" .

DHS Anh vẽ khu cách ly xinh xẻo như trong truyện tranh:  Ở đâu cũng đẹp, miễn là mình còn yêu đời! - Ảnh 1.

Tăng Quang.

Bởi vậy mà để ghi lại một khoảng thời gian rất đặc biệt trong cuộc đời Tăng Quang với chuyên ngành thiết kế kiến trúc đã vẽ một bộ tranh kí hoạ cuộc sống ở khu cách ly. Bộ tranh gồm tất tần tật khung cảnh quen thuộc nhất, những con người đã gắn bó với anh nhất trong suốt 2 tuần.

Quang cho biết mỗi ngày anh vẽ khoảng 4 - 5 bức, mỗi bức tầm 1 tiếng đồng hồ và tất thảy trong 5 ngày. Vì không có nhiều hoạ cụ, chỉ vẻn vẹn vài ba cây bút chì màu, hộp màu nước và 2 cây bút kim nên vớ được cái gì, anh chàng vẽ luôn bằng cái đó. 

"Bộ đồ nghề" của Tăng Quang trong thời gian cách ly.

Mỗi bức tranh của Quang đều được chú thích đầy đủ, chi tiết về từng nhân vật, từng bối cảnh. Trong đó, một nửa số tranh của anh là về các chiến sĩ, bác sĩ đã giúp đỡ, chăm sóc mình trong suốt thời gian cách ly như một lời cảm ơn chân thành nhất đến họ. 

Giờ thì hãy xem những bức vẽ chân thật và sinh động của Tăng Quang tại khu cách ly trường Quân sự Quân khu 7 nhé!

"Mỗi sáng các bạn chiến sĩ phải vận chuyển nước uống, thức ăn, nhu yếu phẩm... lên 5 tầng lầu và vào từng phòng. 1 tầng 11 phòng, 1 phòng từ 3-8 người, sơ sơ cũng hình dung được số lượng cân nặng."

DHS Anh vẽ khu cách ly xinh xẻo như trong truyện tranh:  Ở đâu cũng đẹp, miễn là mình còn yêu đời! - Ảnh 3.

"Đến giờ cơm trưa các bạn chiến sĩ lại bê thêm 1 đợt hàng nữa, sau đó mang đến từng phòng, từ tốn chờ đợi mọi người lựa chọn. Ai có nhu cầu ăn chay hay dị ứng, các bạn đều ghi lại và chăm sóc tận tình."

DHS Anh vẽ khu cách ly xinh xẻo như trong truyện tranh:  Ở đâu cũng đẹp, miễn là mình còn yêu đời! - Ảnh 5.

"Sau khi phát đồ ăn cho từng phòng, các bạn lại cặm cụi thu dọn. Công việc vất vả, trời Sài Gòn oi và nóng, nhưng chưa bao giờ mọi người thấy các bạn than phiền."

DHS Anh vẽ khu cách ly xinh xẻo như trong truyện tranh:  Ở đâu cũng đẹp, miễn là mình còn yêu đời! - Ảnh 7.

"Mấy bạn chiến sĩ còn rất tình cảm. Gần đến ngày chia tay, các bạn đi từng phòng phát quà, nói lời cảm ơn. Hôm qua mỗi phòng được nhận 2 hộp chocolate. Hôm nay mỗi người được tặng 1 móc khoá handmade theo con giáp. Mình đã rất bất ngờ, khi mấy bạn nhớ tuổi của mình và chọn sẵn cho mình con giáp tương ứng."

DHS Anh vẽ khu cách ly xinh xẻo như trong truyện tranh:  Ở đâu cũng đẹp, miễn là mình còn yêu đời! - Ảnh 9.

"Dọn rác sáng sớm với cơ man nào là rác, 2 toà nhà 5 tầng sau 1 ngày thải ra cả một núi rác. Nhìn phát hoảng nhưng mấy bạn chiến sĩ dọn 1 xíu là xong."

DHS Anh vẽ khu cách ly xinh xẻo như trong truyện tranh:  Ở đâu cũng đẹp, miễn là mình còn yêu đời! - Ảnh 11.

"Ngày 2 lần, các bác sĩ lướt qua cuộc đời của bao nhiêu con người, để lại bao nhiêu vui buồn. Mình bị "hốt" đi một lần vì quên uống nước nên nhiệt độ đo ra 37,5°C,  xém trở thành hot boy . Sau khi xuống phòng đo thêm 2 lần nữa thì được trả về. Từ đó mình uống một ngày 4l nước."

DHS Anh vẽ khu cách ly xinh xẻo như trong truyện tranh:  Ở đâu cũng đẹp, miễn là mình còn yêu đời! - Ảnh 13.

"Em bé trong khu cách ly.  Sáng sáng kéo vali ra ngồi bên bệ cửa sổ, vừa phơi nắng vừa xem hoạt hình."

DHS Anh vẽ khu cách ly xinh xẻo như trong truyện tranh:  Ở đâu cũng đẹp, miễn là mình còn yêu đời! - Ảnh 15.

"Thanh niên Hà Lan, yêu màu cam, ghét màu vàng, hay cười, thích bong bóng, còn yêu cây cỏ, và có sức hút.  Thanh niên cũng thích pose dáng chụp hình, cầm cây lau nhà làm màu thôi, chứ bận quét Tinder tối ngày."

DHS Anh vẽ khu cách ly xinh xẻo như trong truyện tranh:  Ở đâu cũng đẹp, miễn là mình còn yêu đời! - Ảnh 17.

"Bên trái là nam thanh niên du học Pháp thông minh, sáng láng đang chăm chỉ học tập.  Bên phải là thanh niên Việt kiều Đức đang nổi rần rần trên mấy cộng đồng mê trai với mấy chục nghìn lượt like. Thanh niên còn nói được 6 thứ tiếng, thông thạo tiếng Anh và tiếng Đức như tiếng Việt."

DHS Anh vẽ khu cách ly xinh xẻo như trong truyện tranh:  Ở đâu cũng đẹp, miễn là mình còn yêu đời! - Ảnh 19.

"Vẫn là nam thanh niên Việt kiều Đức, hùng hục tập luyện cơ bắp hằng ngày."

DHS Anh vẽ khu cách ly xinh xẻo như trong truyện tranh:  Ở đâu cũng đẹp, miễn là mình còn yêu đời! - Ảnh 21.

"Thanh niên khởi nghiệp, sống  4 năm ở New Zealand, 3 năm ở Anh. Hiện đang học ở Đại học Cambridge, và có một start-up chuẩn bị launch. Ngày nào cũng dậy từ 5h sáng, miệt mài học tập, làm việc, tập luyện thể thao. Không biết đến từ hành tinh nào mà vô tình bị cách ly ở trái đất."

DHS Anh vẽ khu cách ly xinh xẻo như trong truyện tranh:  Ở đâu cũng đẹp, miễn là mình còn yêu đời! - Ảnh 23.

"Người phụ nữ phòng bên nhiều năng lượng tích cực, khiến mọi người xung quanh luôn lạc quan, vui vẻ. Công nhận mình hên, đi cách ly còn gặp được chuyên gia lâu năm trong nghề để học tập."

DHS Anh vẽ khu cách ly xinh xẻo như trong truyện tranh:  Ở đâu cũng đẹp, miễn là mình còn yêu đời! - Ảnh 25.

"Cận cảnh sinh hoạt của một nam sinh trong trại cách ly."

DHS Anh vẽ khu cách ly xinh xẻo như trong truyện tranh:  Ở đâu cũng đẹp, miễn là mình còn yêu đời! - Ảnh 27.
DHS Anh vẽ khu cách ly xinh xẻo như trong truyện tranh:  Ở đâu cũng đẹp, miễn là mình còn yêu đời! - Ảnh 29.